Chúng ta thường bắt gặp mụn xuất hiện phổ biến ở các vị trí khác nhau trên mặt và cơ thể như trán, cằm, má, mũi, lưng, ngực… Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp mụn còn mọc ở cả trong tai và sau vành tai gây ra rất nhiều đau đớn và khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về nguyên nhân khiến mụn mọc ở tai cũng như cách chữa mụn mọc trong tai và ở ngoài vành tai như thế nào cho an toàn và hiệu quả.
xem thêm: Cách trị mụn viêm đỏ không nhân tốt nhất - Dr.Huệ
Nguyên nhân gây mụn mọc ở tai
Các loại mụn nhọt mọc ở tai được gọi là các u nang bã nhờn, chúng có thể xuất hiện ở bất kì khu vực nào của tai từ vành tai, phía sau tai và cả trong ống tai. Nguyên nhân chính khiến tai bị nổi mụn là do:
- Rối loạn chức năng bài tiếtKhi hệ bài tiết bị rối lọan sẽ khiến cho hoạt động đào thải chất nhờn bị tắc nghẽn gây ra tình trạng bít tắc lỗ chân lông. Các bã nhờn tích tụ lâu ngày sẽ hình thành nên mụn. Ngoài ra việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng là nguyên nhân làm tai bị nổi mụn.
- Viêm taiNếu bạn thường xuyên đi bơi ở vùng nước bị nhiễm khuẩn thì khả năng bị nổi mụn ở tai rất cao. Do các vi khuẩn có trong nước gây nhiễm trùng ở vùng ngoài và cả trong ống tai làm mụn xuất hiện.
Việc vệ sinh kém, dùng tay bẩn hay các vật dụng không đảm bảo vệ sinh để gãi tai, tai nghe và tóc bẩn cũng đưa vi khuẩn vào tai tạo cơ hội cho chúng phát triển, gây viêm tai và nổi mụn. - Nhiễm trùngTai là vùng khá nhạy cảm nên khi tiếp xúc với các vật cứng, sắc nhọn cũng dễ bị xây xát dẫn đến nhiễm trùng và nổi mụn. Bên cạnh đó thói quen xỏ khuyên tai của một số bạn cũng gây sưng ở dái tai và khu vực lân cận kết hợp với bụi bẩn, sáp và dầu tích tụ lại khiến mụn phát triển.
- Chế độ ăn uống không khoa họcViệc thường xuyên dung nạp vào cơ thể các loại thức uống có chứa chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá, rượu bia,…các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ mà không bổ sung các vitamin cần thiết cho cơ thể, uống ít nước cũng là nguyên nhân khiến mụn mọc ở tai. Mụn mọc ở tai còn là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang hoạt động không tốt.
- Tác động của các tác nhân bên ngoàiÁnh nắng mặt trời, môi trường ô nhiễm, khói bụi…cũng tác động xấu tới da khiến da bị tổn thương và nổi mụn ở nhiều nơi trên cơ thể trong đó có tai.
Cách chữa mụn mọc trong tai và ở ngoài vành tai
1. Trị mụn mọc ở tai bằng các nguyên liệu thiên nhiên
Khi gặp tình trạng nổi mụn ở tai bạn có thể sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên có đặc tính kháng khuẩn và giảm viêm để giúp các nốt mụn bớt sưng và xẹp dần như bột quế, hành tây, dấm táo, trà túi lọc…
- Chữa mụn mọc ở tai bằng trà xanh túi lọcSử dụng trà túi lọc là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng mụn rất tốt. Trong trà xanh có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa cũng với đặc tính kháng viêm nên không chỉ có tác dụng giảm sưng viêm cho các nốt mụn ở tai mà còn ngăn ngừa và giảm nguy cơ mụn mọc ở tai.
- Bạn sử dụng một túi trà nhúng vào nước nóng, chờ cho nước nguội bớt thì dùng túi trà đặt lên các nốt mụn mụn sẽ giảm sưng viêm và xẹp xuống rất nhanh
- Trị mụn mọc ở sau vành tai bằng bột quế và mật ongSự kết hợp của mật ong và bột quế đem lại khả năng trị sạch mụn nhọt trên da rất hiệu quả và nhanh chóng. 2 nguyên liệu này sẽ giúp hạn chế sự tấn cóng của vi khuẩn P.Acne – loại vi khuẩn gây ra mụn trứng cá.
Cách thực hiện khá đơn giản:
- Bạn trộn một ít bột quế với mật ong theo tỉ lệ vừa đủ.
- Vệ sinh sạch tai, dùng tăm bông chấm hỗn hợp trên thoa đều lên khu vực bị mụn.
- Để đến khi hỗn hợp quế và mật ong khô thì dùng khăn ướt lau sạch lại, thực hiện 1-2 lần/ tuần để đạt được hiệu quả tối ưu.
2. Trị mụn mọc ở tai bằng cồn
Cồn là dung dịch có tính sát trùng cao nên sẽ làm cho các đầu mụn khô nhanh hơn đồng thời giúp ngăn ngừa của vi khuẩn, tránh nhiễm trùng tai do mủ từ mụn trứng cá tiết ra.
Dùng đầu tăm bông thấm cồn rồi chấm vào các đầu mụn ở tai hay vành tai đồng thời thoa rộng ra các vùng da xung để làm sạch da bên trong tai, hạn chế vi khuẩn lây lan. Thực hiện 2-3 lần/ ngày để giúp vết mụn nhanh lành.
Ngoài cồn thì bạn cũng có thể sử dụng oxy già – một dung dịch cũng có tính kháng khuẩn nên sẽ giúp đẩy nhanh quá trình loại bỏ mụn.
Lưu ý tuyệt đối không được tự ý nặn mụn tai vì thể đưa thêm vi khuẩn vào nốt mụn khiến mụn nặng hơn, làm lây lan mụn hoặc để lại sẹo.
Với các nốt mụn sưng viêm ở mức độ nhỏ thì bạn có thể áp dụng các giải pháp trên để loại bỏ mụn. Với những hợp mụn sưng to gây đau nhức nhiều bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lí phù hợp.
3. Phòng khám điều trị mụn Dr.Huệ chuyên điều trị các loại mụn và biến chứng mụn
Dr. Huệ
Các bài viết trên website là chia sẻ cá nhân không mang tính chất quảng cáo chỉ có tính chất tham khảo, không thể thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị của bác sĩ.
Cập nhật
Cập nhật
Cập nhật
Cập nhật
Cập nhật