Có nên nặn mụn đầu đen ở má và mũi không? - Điều trị mụn Dr Huệ - Hình 1

Mụn đầu đen là dạng mụn rất thường gặp, đặc biệt là ở khu vực mũi và vùng má. Nó không gây đau nhức nhưng ngược lại tạo nên một điểm trừ khá lớn về mặt thẩm mỹ, nên mỗi chúng ta khi bị đầu đen đều muốn nặn nó ra liền lập tức.

Vậy chúng ta có nên nặn mụn đầu đen ở má và mũi không? Hãy cùng lắng nghe ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.

Có nên nặn mụn đầu đen ở má và mũi không? - Điều trị mụn Dr Huệ - Hình 2

Vì sao mụn đầu đen hay mọc ở vùng mũi và má?

Mụn đầu đen thuộc dạng mụn trứng cá hở, nó được hình thành bởi sự tích tụ bã nhờn và chất sừng trong lỗ nang lông, gây nên tình trạng tắt nghẽn lỗ chân lông. Khi tiếp xúc với không khí kết hợp với sự tác động ánh nắng mặt trời gây nên hiện tượng oxy hóa và tăng sắc tố tạo thành mụn đầu đen.

Đây là loại mụn rất dễ gặp ở các bạn thuộc loại da nhiều dầu nhờn và nó thường xuất hiện ở những vị trí có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, đặc trưng là ở vùng mũi và má. Đặc điểm nhận dạng của mụn đầu đen là các chấm đen li ti trong lỗ chân lông, nổi sần sùi lên trên bề mặt da tạo cảm giác rất khí chịu và gây mất thẩm mỹ cao. Chính điều này, nó khiến nhiều bạn trẻ mất tự tin với làn da mặt của mình và luôn mong muốn có được cách trị mụn đầu đen nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Có nên nặn mụn đầu đen ở má và mũi không? - Điều trị mụn Dr Huệ - Hình 3

Cũng vì mong muốn đó, nhiều bạn hay phân vân, có nên nặn mụn đầu đen ở má và mũi không vì thấy quá “ngứa mắt” với sự hiện diện phiền phức của loại mụn đáng ghét này. Và muốn điều trị nó nên dùng phương pháp nào để có được hiệu quả cao nhất. Điều trị mụn Dr Huệ sẽ giúp bạn giải đáp!

Vậy có nên nặn mụn đầu đen ở má và mũi không?

Thực chất, dù mụn đầu đen không gây đau đơn như các loại mụn viêm, mụn mủ khác nhưng nó cũng chứa nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho làm da với tình trạng lỗ chân lông bị tắt nghẽn. Nếu chúng ta không biết cách chăm sóc và điều trị đúng cách thì nguy cơ bị viêm nhiễm và phát triển thành mụn viêm trong tương lai là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, nếu chúng ta tự ý nặn mụn, đặc biệt là rất nhiều bạn có thói quen hay nặn mụn bằng móng tay và cây nặn mụn tại nhà nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu.

Có nên nặn mụn đầu đen ở má và mũi không? - Điều trị mụn Dr Huệ - Hình 4

Bàn tay của chúng ta là vị trí thường xuyên tiếp xúc với nhiều nguồn vi khuẩn như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, nút bấm bồn cầu,… và nhiều vị trí khác, do đó, nếu nặn mụn đầu đen bằng cách này sẽ khiến vi khuẩn được tiếp xúc và tấn công trực tiếp vào ổ nang lông gây nên tình trạng viêm nặng hơn, dễ hình thành mụn mụn.

Đồng thời, móng tay hay cây nặn mụn bằng kim loại rất cứng và không được vô khuẩn, do đó khi ta cố gắng tạo một lực thật mạnh để giúp lấy nhân mụn ra thì khiến lỗ nan lông bị nở rộng ra và vùng da thì bị tổn thương thêm, để lại nguy cơ gây sẹo, lây làn mụn ra các vùng da lân cận.

Chính vì đều này, nặn mụn đầu đen ở má và mũi nếu tự thực hiện nhiều lần sẽ khiến mụn biến chứng nhanh hơn, mụn viêm và mụn mủ có cơ hội phát triển mạnh hơn và do đó, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn không nên tự nặn mụn mà cần có một phương pháp điều trị mụn đầu đen ở vùng mũi và má an toàn và hiệu quả hơn.

Phương pháp điều trị mụn đầu đen ở má và mũi hiệu quả và an toàn

 Một trong những yêu cầu bắt buộc của việc điều trị mụn đầu đen hay các loại mụn khác là tính an toàn và vô khuẩn, cho nên, việc tự nặn mụn đầu đen tại nhà luôn là việc không bao giờ được khuyến khích. Để trị mụn đầu đen hiệu quả, mỗi chúng ta cần áp dụng những phương pháo điều trị khoa học có tính an toàn cao.

Tại Điều trị mụn Dr Huệ, tình trạng mụn của bạn sẽ được bác sĩ khám, soi da và đánh giá đúng mức độ để đưa ra phương pháp điều trị mụn hiệu quả nhất. Trong đó, bạn có thể áp dụng các phương pháp như:

1. Liệu trình chăm sóc da mụn chuẩn Y khoa

Đây là một liệu trình chăm sóc da mụn và lấy nhân mụn chuyên nghiệp, được các điều dưỡng chăm sóc da thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ.

Có nên nặn mụn đầu đen ở má và mũi không? - Điều trị mụn Dr Huệ - Hình 5

Thông qua các bước như: Rửa mặt, tẩy tế bào chết, vô khuẩn bằng xung điện, xông hơi nóng, hút dầu nhờn, chạy ánh sáng sinh học, lấy nhân mụn bằng thiết bị và dụng cụ y khoa, đắp mặt nạ chuyên dùng,… mụn đầu đen sẽ được lấy ra sạch sẽ khỏi làn da mặt mà không để lại tổn thương hay bị vi khuẩn xâm nhập, giúp làn da được làm sạch hiệu quả.

2. Điều trị mụn đầu đen ở mũi và má bằng phương pháp lăn kim siêu vi

Nếu tình trạng mụn đầu đen ở vùng mũi và má dày đặc, cồi mụn ẩn khá nhiều, phương pháp tối ưu nhất để điều trị mà các chuyên gia thẩm mỹ khuyên áp dụng là phương pháp lăn kim.

Với việc dùng kim lăn y khoa với các đầu kim siêu nhỏ sẽ giúp tác động vào lỗ nang lông, giúp đào thải cồi mụn đầu đen tận gốc rất hiệu quả nhưng lại không gây tổn thương vùng da lân cận. Cùng với đó, với nguồn huyết thanh tế bào gốc được dẫn truyền vào bên trong sẽ giúp da tái tạo nhanh, thu nhỏ lỗ chân lông, giúp da mịn màng và chắc khỏe hơn, xóa bỏ tận gốc nỗi lo khuyết điểm trên gương mặt da mụn đầu đen gây ra.

Có nên nặn mụn đầu đen ở má và mũi không? - Điều trị mụn Dr Huệ - Hình 6

Qua sự chia sẻ này, chúng ta có thể tự tìm cho mình một phương pháp trị mụn đầu đen ở mũi và má hiệu quả nhất. Nên tránh việc tự nặn mụn đầu đen tại nhà để phòng ngừa những tình huống xấu xảy ra khiến da mặt tồi tệ hơn. Tốt nhất, hãy nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa để giúp chăm sóc làn da của bạn, giúp làn da sạch mụn và láng mịn hơn, không còn nỗi khó chịu do mụn đầu đen gây ra.