Khi mắc phải mụn nhọt các bạn cần tìm hiểu cách điều trị mụn nhọt để có những hiểu biết cần thiết để chủ động trong cách phòng ngừa và có biện pháp điều trị mụn nhọt hiệu quả nhất, nhằm tránh được các biến chứng nguy hiểm khác.
Vào những ngày hè tiết trời nắng nóng khó chịu kết hợp với môi trường khói bụi ô nhiễm khiến nhiều người mắc bệnh mụn nhọt. Mụn nhọt gây đau nhức và khó chịu, thậm chí có trường hợp gây tử vong cho người bệnh.
Mụn nhọt là loại mụn như thế nào?
Mụn nhọt là những u bướu nhỏ chứa đầy mủ và rất đau nhức. Mụn nhọt hình thành dưới da, khi vi khuẩn xâm nhập vào nang lông và phát triển thành mầm bệnh. Mụn nhọt có thể xuất hiện mọi nơi trên cơ thể, nhưng phần lớn thường thấy trên đầu, mặt, cổ, nách, mông và đùi.
Đầu tiên, mụn nhọt xuất hiện đột ngột như một vết sưng màu hồng đau nhức. Da xung quanh cũng có thể ửng đỏ và sưng lên. Trong vài ngày tiếp theo, vết sưng mưng mủsưng to và đau hơn. Lúc mụn nhọt vỡ mủ, có thể có một hoặc nhiều ngòi lỗ chỗ như tổ ong. Mụn nhọt nhỏ thường không có sẹo, nhưng đối với nhọt lớn có thể để lại sẹo. Nếu nhọt to, số lượng nhiều thì có thể kèm theo sốt. Có rất nhiều loại mụn nhọt, phân theo vị trí mọc mụn nhọt như mụn nhọt ở tai, mặt, vùng miệng, gáy, lưng, mông…
Cùng tìm hiểu nguyên nhân nào sinh ra mụn nhọt để điều trị mụn nhọt hiệu quả hơn:
Nguyên nhân chính của mụn nhọt thường do vi khuẩn tụ cầu. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua vết xước nhỏ, vết cắt trên da hoặc các nang lông. Bệnh tiểu đường, hệ miễn dịch suy giảm, thiếu dinh dưỡng, vệ sinh kém, tiếp xúc với các hóa chất mạnh gây kích ứng da cũng là những nguyên nhân gây ra nhọt.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến mụn nhọt phát triển:
– Chế độ ăn uống: Không ăn rau, trái cây, ít chất xơ, làm cho gan phải làm việc nhiều hơn. Ăn nhiều thịt và các loại chất đạm khác quá, hoặc uống ít nước, sử dụng các chất kích thích rượu bia khiến gan hoạt động quá tải dẫn đến tình trạng phát mụn nhọn để đẩy độc tố ra ngoài.
– Chế độ sinh hoạt: chế độ sinh hoạt không hợp lý thức khuya, mất ngủ. Việc này không chỉ gây mụn mà còn làm cho da chúng ta xấu đi. Nếu bạn đang tức giận hay bị stress, thì chức năng thận và gan sẽ bị yếu đi khiến dễ sinh mụn nhọt.
– Thời tiết: mụn nhọt thường gặp vào những ngày hè nắng nóng rất dễ làm mụn nhọt phát sinh và gây mẩn ngứa. Ngoài ra môi trường nhiều khí độc hại cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt.
– Do các tổn thương da: Một số động tác làm da bị tổn thương như cạo râu, chà xát, gãi, xây xước, mồ hôi ra nhiều, dùng xà phòng tắm có chất tẩy mạnh… các vết xước này mở lối để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong các nang lông và gây nên mụn nhọt.
– Do mắc phải một số bệnh: Khi bạn mắc bệnh đái tháo đường, bệnh truyền nhiễm, bệnh về gan chức năng thận yếu…nên rất dễ phát sinh mụn nhọt. Việc mắc bệnh, khiến người bệnh sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, các loại thuốc trong một thời gian dài làm cho gan bị nhiễm hóa chất, làm mụn nhọt xuất hiện.
Bạn đề phòng mụn nhọt như thế nào?
Việc phòng ngừa mụn nhọt không hề khó, nhưng các bạn nên biết để tránh mụn nhọt xuất hiện đâu đó trên cơ thể gây đau nhức và xấu xí, trước hết cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh khói bụi và bẩn. Bạn nên bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của bụi bẩn bằng cách đeo khẩu trang, che chắn kĩ khi ra đường.
Bên cạnh đó, việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt của mình, thường xuyên ăn nhiều rau, trái cây có nhiều vitamin C, E, A…hạn chế thức ăn cay nóng, ăn ít đồ ăn có chứa nhiều mỡ, đường. Không ăn đồ ăn có chứa chất bảo quản, phẩm màu, đồ uống có chứa nhiều gas, chất phụ gia tạo mầu, tạo mùi, đặc biệt là phải bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
Hạn chế uống bia rượu, chất kích thích, không hút thuốc lá. Tránh tức giận, stress, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý không thức khuya cũng là một cách phòng ngừa mụn nhọt phát triển.
Cách điều trị mụn nhọt – điều trị mụn ở đâu hiệu quả ?
Để điều trị mụn nhọt trên da, trước hết cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng da có mụn nhọt bằng các chất có khả năng sát trùng nhẹ như nước muối sinh lí, nước lá chè xanh. Sau đó lau khô và có thể dùng cồn iot bôi lên vùng da có mụn nhọt.
Nếu sau 2 – 3 ngày mà tình trạng nhọt càng đau nhức không thuyên giảm thì nên đi đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh cũng như chăm sóc vùng da mụn nhọt theo hướng dẫn. Tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn nhọt hoặc dán các loại cao dán, lá cây không rõ nguồn gốc vì dễ gây viêm loét rộng ra, gây nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.
Đặc biệt đối với mụn nhọt ở trẻ em, bạn không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn điều trị mụn nhọt cho trẻ em một cách hiệu quả nhất và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhất. Nếu bạn đưa trẻ đến cơ sở y tế trễ khi bệnh đã nặng thì đòi hỏi bác sỹ phải dùng kháng sinh liều cao, gây hại sức khỏe và sự phát triển của trẻ sau này, chưa kể đến những biến chứng nguy hiểm khác có thể gặp phải.
Trên đây là những lưu ý, cách phòng ngừa cũng như cách điều trị mụn nhọt khoa học mà bạn nên biết để tránh gặp phải mụn nhọt cũng như các biến chứng mà mụn nhọt có thể gây nên. Hi vọng với những thông tin từ bài viết trên, bạn có thêm nhiều thông tin hơn để chăm sóc làn da của mình một cách tốt nhất. Chúc tất cả luôn xinh đẹp và rạng ngời với làn da mịn màng khỏe mạnh!