Mụn bọc, mụn không đầu được xếp vào loại mụn nặng bởi khả năng làm ổ mụn viêm nhiễm, ăn sâu dưới bề mặt da. Nặn mụn sai cách sẽ dẫn đến nhiều nguy hại không tưởng. Hãy cùng bác sĩ Khánh Huệ (Giám đốc Dr.Huệ Clinic & Spa) đồng hành cùng bạn trong việc tìm hiểu cách nặn mụn bọc đúng cách chuẩn khoa học!
xem thêm: Mụn Bọc Mụn Mủ Có Nên Nặn Hay Không? - Dr.Huệ
1. Nặn mụn bọc sai cách - nguy hại không tưởng
- Mụn bọc, mụn không đầu được xếp vào loại mụn nặng bởi khả năng làm ổ mụn viêm nhiễm, ăn sâu dưới bề mặt da. Chưa kể, các loại mụn này còn kéo dài dai dẳng và vô cùng “khó chiều”. Đặc biệt, các nốt mụn bọc không đầu chỉ biểu hiện bên ngoài là vùng da sưng tấy đỏ, khi sờ vào có cảm giác khá mềm và như mọng nước bên dưới. Và đó chính là dịch mủ.
- Thực tế, đa phần mụn bọc, mụn không đầu hay mọc dạng đơn lẻ, nhưng cũng có khi mọc thành từng cụm dày do da bị nhiễm độc tố gây nên. chính vì vậy, nhiều bạn thường chủ quan tự nặn mụn bọc tại nhà thay vì đến spa.
Về căn bản, các chuyên gia không khuyến khích việc làm này, bởi lẽ không phải ai cũng có thể nặn mụn bọc đúng cách. Và chưa kể, khi nặn mụn bọc sai cách dẫn đến rất nhiều nguy hại không tưởng.
1.1. Ổ mụn lây lan trên diện rộng
Khi nặn mụn bọc tại nhà, nếu bạn không biết cách xử lý nhanh khi phần dịch mủ bên trong bị vỡ và lây lan sang các vùng da lân cân, thì ngay hôm sau da mặt sẽ phải xuất hiện thêm nhiều nốt mụn khác.
Bởi lẽ, trong dịch mủ của mụn chứa rất nhiều vi khuẩn, ngay khi có cơ hội lọt ra ngoài và tiếp xúc với vùng da xung quanh, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các lỗ chân lông mờ và hình thành nên các ổ mụn viêm mới.
Thêm vào đó, trong khi nặn mụn nếu bạn không đảm bảo vệ sinh tay cũng như vô trùng dụng cụ nặn mụn thì đây cũng chính là con đường cho bụi bẩn, vi khuẩn tấn công trên bề mặt da và tạo thành các nốt mụn mới.
1.2. Để lại sẹo rỗ sau mụn
Như đã bói, các nốt mụn bọc đều tạo thành các ổ viêm nhiễm và ăn sâu dưới bề mặt da. Điều này khiến các tế bào da bị thương tổn, mạng lưới collagen cũng bị đứt gãy, gây nên hiện tượng sụp hụt và hình thành sẹo rỗ sau mụn. Tuy nhiên, nếu biết cách nặn mụn bọc đúng cách sẽ hạn chế được việc các tế bào da bị thương tổn nặng, cũng như giúp da nhanh phục hồi hơn sau mụn.
1.3. Mụn thâm sau mụn kéo dài
Một trong những hiện tượng bạn thường gặp phải sau khi nặn mụn bọc tại nhà đó là mụn thâm kéo dài. Tại vùng da sau nặn mụn tạo thành một đốm sẫm tối màu và đây chính là thâm mụn. Thực tế thâm mụn hình thành chủ yếu do 2 nguyên do:
- Khi nặn mụn bọc không đúng cách khiến phần mao mạch xung quanh ổ mụn bị vỡ, gây nên hiện tượng tích tụ màu bầm. Và đặc biệt, do phần dịch máu bị nhiễm khuẩn chưa được lấy ra hết bị tích tụ mà thành.
- Khi bạn không xử lý, chăm sóc da sau nặn mụn bọc đúng cách vô tình khiến melanin được sản sinh và tập trung dày đặc gây nên thâm mụn.
1.4. Mụn viêm nhiễm nặng
Một trong những tình huống nghiêm trọng nhất xảy ra đó là mụn viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí là nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến tính mạng.
Thực tế, trong quá trình nặn mụn, nếu kỹ thuật của bạn không đúng, dùng lực quá mạnh có thể khiến phần nang lông bị vỡ, từ đó, ổ mụn sẽ gây viêm nhiễm nặng hơn, có thể nhiễm trùng vào đường máu gây đau nhức, mệt mỏi, nóng sốt sau khi nặn mụn.
Ngoài vấn đề cách nặn mụn bọc đúng cách thì thời điểm nặn mụn, cũng như bạn vô tình “chạm chán” với những nốt mụn bọc cấm cũng là lý do dẫn đến các hệ lụy kể trên. Thực tế, mụn bọc hay bất kể các nốt mụn bạn đều cần phải đợi khi mụn đã ổn định, đủ “già” và gom còi thì mới có thể nặn. Trong khi đó, các nốt mụn còn mới, còn tấy đỏ và sưng đau nhiều thì chưa phải thời điểm thích hợp.
Thêm vào đó, các nốt mụn bọc sưng to, dịch mủ viêm nhiễm nhiều, mọc thành từng mảng gây đau rát cũng như có phần đầu như sợi râu thì bạn không nên nặn. Vì đây là những nốt mụn cấm kỵ, tuyệt đối không được nặn.
Trước những nguy cơ kể trên, bác sĩ luôn khuyến khích mọi người chỉ nên nặn mụn bọc khi đã hiểu đúng quy trình chuẩn, biết thời điểm mụn đã chín già và loại trừ các nốt mụn cấm kỵ.
2. Cách lấy mụn bọc chuẩn y khoa - bạn đã biết?
Để giúp bạn đối phó với những nốt mụn bọc ngay tại nhà, bác sĩ Khánh Huệ (Giám đốc Dr. Huệ Clinic & Spa) hướng dẫn cách lấy mụn bọc đúng cách, chuẩn y khoa như sau:
- Bước 1: Vệ sinh da mặt sạch sẽ
Bạn nên thực hiện đầy đủ bước tẩy trang ngày cả khi chỉ dùng kem chống nắng, rửa mặt với sữa rửa mặt chuyên dùng cho da mụn và đừng quên tẩy da chết. Bước tẩy da chết sẽ giúp bạn loại bỏ lớp tế bào già cỗi bị sừng hóa trên bề mặt da, và đây cũng là lớp hàng rào cản trở việc lấy nhân mụn.
Vệ sinh da sạch sẽ vừa giúp lấy mụn dễ dàng hơn, vừa hạn chế tối đa bụi bẩn, vi khuẩn gây viêm nhiễm tại vùng da đó.
- Bước 2: Vệ sinh dụng cụ nặn và tay
Dụng cụ nặn mụn và tay là hai con đường có thể đưa bụi bẩn và vi khuẩn bám trên da, xâm nhập và gây viêm. Do đó, bạn nên vệ sinh, vô trùng dụng cụ nặn mụn với dung dịch sát khuẩn và nước ấm.
- Bước 3: Xông hơi mặt
Dưới sức nóng của hơi nước, lỗ chân lông sẽ được giãn nở thúc đẩy nhân mụn ra ngoài dễ dàng hơn và bạn cũng dễ nặn mụn hơn. Bạn có thể chuẩn bị nồi nước xông với tinh dầu tràm có sẵn, hoặc bằng các nguyên liệu như chanh tươi, gừng, sả, chút muối. Lưu ý, hãy để nước nguội dần còn khoảng 40 độ C, và nên để xông cách mặt 30 cm trong vòng 5 phút.
- Bước 4: Lấy nhân mụn
Đây là bước quan trong nhất trong quy trình lấy mụn bọc. Đầu tiên bạn nên dùng dụng cụ nặn mụn có đầu nhọn để tạo thành một vết thương hở và đây chính là con đường giúp nhân mụn và dịch mủ ra ngoài.
Tiếp đến hãy dùng đầu ngón tay, dùng lực vừa đủ ấn xung quanh miệng nốt mụn và dồn lực về trung tâm. Việc này giúp đẩy nhân mụn ra dễ dàng, tránh dùng lực quá mạnh gây vỡ miệng vết thương rộng hơn cũng như vỡ mao mạch máu.
Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi bạn không còn thấy phần dịch mủ, hay dịch máu màu sẫm đỏ nữa. Thay vào đó là phần dịch huyết tương có màu hơi vàng nhẹ thì dừng lại. Trong quá trình nặn mụn bạn nên dùng bông gòn sạch để thấm phần dịch mủ tránh để lây lan sang vùng da lân cận.
- Bước 5: Vệ sinh lại da sau nặn mụn
Sau khi nhân mụn đã được lấy ra hết bạn nên dùng dung dịch sát khuẩn povidine để lau vùng da đó. Sau cùng hãy rửa lại với nước muối sinh lý sẽ giúp diệt khuẩn và kháng viêm.
- Bước 6: Làm dịu da sau nặn mụn
Sau nặn mụn bọc chắc chắn tại vùng da đó sẽ xuất hiện hiện tượng hơi sưng và đỏ. Lúc này bạn có thể dùng các loại mặt nạ chuyên dụng dành cho da mụn có thành phần thiên nhiên, với các hoạt chất từ rau sam, rau má, nha đam giúp cấp ẩm và làm dịu nha nhanh.
Mặt nạ này sẽ giúp da bổ sung độ ẩm đẩy nhanh quá trình phục hồi sau mụn và kháng viêm, kháng khuẩn ngăn ngừa mụn quay trở lại.
Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ Khánh Huệ về cách nặn mụn bọc không đầu đúng cách sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi mụn, lấy lại làn da láng mịn không thâm, không sẹo rỗ sau mụn.