Mụn hai bên quai hàm thường là những nốt mụn bọc, mụn viêm nằm ở vị trí 2 bên quai hàm, kéo dài lâu và dễ để lại thâm mụn, sẹo rỗ nếu không xử lý đúng cách. Vậy bạn đã biết mụn hai bên quai hàm là gì nguyên nhân cách trị ra sao?

Tìm hiểu về mụn ở hai bên hàm

Tìm hiểu về mụn ở hai bên hàm

1. Mụn hai bên quai hàm là gì và nguyên nhân do đâu?

Mụn hai bên quai hàm thường là những nốt mụn bọc, mụn viêm nằm ở vị trí 2 bên quai hàm. Thông thường đây là vị trí rất ít khi mọc mụn. Tuy nhiên, nếu có những tác động từ môi trường ngoài, cũng như có những thay đổi bên trong cơ thể sẽ dẫn đến việc mọc mụn hai bên quai hàm. 

Vậy những nguyên do gây mụn mọc hai bên quai hàm là gì?

1.1. Da bị nhiễm khuẩn

  • Vi khuẩn chính là nhân tố chính gây nên mụn. Bởi lẽ, khi các vi khuẩn này tiếp xúc trên bề mặt da, sau đó len lỏi vào từng lỗ chân lông kết hợp cùng bụi bẩn tích tụ sẽ dần hình thành các ổ mụn viêm nhiễm.

Vậy vi khuẩn từ đâu mà ra? Vi khuẩn có mặt trong môi trường hằng ngày, khi bạn hoạt động trong môi trường nhiều khói bụi bẩn mà lại không vệ sinh da sạch sẽ vào cuối ngày để làm sạch đi lớp vi khuẩn đó thì khả năng hình thành mụn hai bên quai hàm là điều khó tránh khỏi. 

  • Hay khi bạn dùng tay sờ nắn lên mặt cũng là con đường đưa vi khuẩn tiếp cận đến gần hơn với làn da, từng lỗ chân lông và sinh ra mụn. 

1.2. Vật dụng dùng hàng ngày không được vệ sinh kỹ lưỡng

Tương tự như việc bạn đưa tay lên sờ vùng da mặt thì các vật dụng thường ngày cũng có thể là nguồn chứa vi khuẩn và sinh mụn trên da khi vô tình tiếp xúc. Điển hình phải kể đến như quai nón bảo hiểm, vỏ gối, …

1.3. Chế độ ăn uống không phù hợp

  • Ngay cả khi bạn đã chú ý đến việc vệ sinh các vật dụng thường ngày thì mụn hai bên quai hàm vẫn xuất hiện. Lúc này nguyên nhân chủ yếu đến từ việc cơ quan hệ bạch huyết trong cơ thể đang gặp trục trặc. Bởi lẽ, vùng hai bên quai hàm có quan hệ mật thiết với hệ bạch huyết, khi cơ quan này không thể hoạt động bình thường sẽ dẫn đến việc các độc tố không được đào thải, thanh lọc.
  • Mà nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng đến hoạt động của hệ bạch huyết chính bởi thói quen ăn uống không lành mạnh như dung nạp nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ ăn sẵn, đóng hộp,...

1.4. Trang điểm quá dày

Trang điểm ngày nay gần như trở thành một phần không thể thiếu của chị em phụ nữ. Bởi lẽ, trang điểm giúp chị em trở nên xinh đẹp hơn, che đi những khuyết điểm của mình. Nhưng điều đó cũng vô tình khiến làn da luôn lâm vào tình trạng bị bí bách, bụi mỹ phẩm ứ đọng gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn. 

Mụn hai bên quai hàm là gì và nguyên nhân do đâu

Mụn hai bên quai hàm là gì và nguyên nhân do đâu

1.5. Một số nguy cơ khác

  • Mụn mọc hai bên quai hàm cũng có thể là kết quả từ việc xử lý hay chăm sóc da mụn vùng khác không đúng cách, khiến ổ mụn bị vỡ và lây lan xuống vùng da ở hai bên quai hàm. Hoặc một số yếu tố từ môi trường bên ngoài như khí hậu thay đổi đột ngột, ánh nắng mặt trời quá gay gắt nhưng da không được che chắn kỹ lưỡng,... 
  • Các nốt mụn hai bên quai hàm về căn bản chủ yếu là những nốt mụn sưng viêm, mụn bọc không đầu và thường không mọc đơn lẻ mà thành cụm. Các nốt mụn này cũng thường kéo dài khá lâu nếu bạn không sớm có cách trị mụn hai bên quai hàm sớm sẽ chuyển tiến thành mụn thâm, hay sẹo rỗ sau mụn. 

2. Cách trị mụn hai bên quai hàm hiệu quả

Từ các nguyên nhân gây mụn hai bên quai hàm, các bác sĩ khuyên bạn nên xây dựng cách trị mụn hai bên quai hàm như sau:

2.1. Vệ sinh da sạch sẽ

Da mặt sạch sẽ là tiền đề không chỉ giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế dầu thừa, bụi bẩn và vi khuẩn ứ đọng sinh ra mụn cũng như khiến mụn cũ phát triển mạnh hơn. Thêm vào đó, da mặt sạch sẽ còn là bước đệm quan trọng giúp các dưỡng chất từ thuốc đặc trị hay kem dưỡng ẩm thấm sâu vào dưới da và phát huy tác dụng. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ nên vệ sinh da mặt như thế nào đúng cách?

  1. Bạn luôn phải tẩy trang vào cuối ngày để giúp loại bỏ lớp bụi phấn bám chặt trên da mà nước thường hay sữa rửa mặt đều không thể cuốn đi hết. Đùng quên ngay cả khi bạn chỉ dùng kem chống nắng thì cũng nên tẩy trang. Bởi lớp kem chống nắng cũng bao phủ bên ngoài da tương tự như một lớp trang điểm. Hãy nhớ lựa chọn nước tẩy trang có thành phần dịu nhẹ, nói không với cồn hay hương liệu tạo mùi tránh gây kích ứng da. 
  2. Sữa rửa mặt là bước không thể thiếu bạn nên chọn những sản phẩm có thành phần thiên nhiên, và đặc biệt nên có các hoạt chất như tràm trà, trà xanh, acid salicylic, acid glycol nhằm loại bỏ dầu thừa để giúp da thông thoáng hơn, tránh tình trạng da bóng nhờn dễ bám bụi bẩn, vi khuẩn. 
  3. Tẩy da chết là bước vệ sinh cuối cùng rất cần thiết. Bởi các tế bào da chết nếu không được làm sạch sẽ bị sừng hóa và che lấp đi lỗ chân lông, từ đó dầu thừa không thể thoát ra ngoài mà hình thành các ổ viêm dưới da. Với da mụn bạn chỉ nên tẩy da chết 1 lần/ tuần và bằng các nguyên liệu thiên nhiên như chanh, cám gạo hay các sản phẩm có sẵn dạng gel, không hạt. 

2.2. Hạn chế trang điểm

Trang điểm là nguyên nhân gây mụn hai bên quai hàm do bụi phấn tích tụ lỗ chân lông. Chưa kể trong dụng cụ trang điểm cũng ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây mụn cho da.

2.3. Thường xuyên vệ sinh vật dụng

Các vật dụng như quai nón bảo hiểm, vỏ gối là nơi rất dễ tiếp xúc với vùng da hai bên quai hàm. Vì vậy, bạn nên vệ sinh chúng thường xuyên để tránh bụi bẩn, vi khuẩn ứ đọng. 

2.4. Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Một chế độ ăn uống khoa học với nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước, ngũ cốc, các loại cá và tránh các thực phẩm nóng cay, dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối, chất kích thích sẽ giúp cơ quan trong cơ thể hoạt động tích cực, ổn định. Nhờ vậy, độc tố sẽ được đào thải tự nhiên qua hệ bài tiết tránh ảnh hưởng gây mụn hai bên quai hàm và nhiều vùng da khác. 

Cách trị mụn hai bên quai hàm hiệu quả

Cách trị mụn hai bên quai hàm hiệu quả

2.5. Sử dụng thuốc bôi trị mụn

Với các nốt mụn hai bên quai hàm đã sưng to, viêm nhiễm nặng thì bạn nên sử dụng thuốc bôi trị mụn để hạn chế mụn phát triển thêm mạnh hơn. Các loại thuốc bôi trị mụn chuyên dành cho mụn bọc, mụn viêm không đầu như:

  • Thuốc bôi Metronidazol
  • Thuốc bôi chứa hoạt chất kháng sinh, kháng viêm
  • Thuốc bôi chứa Axit Salicylic
  • Thuốc bôi Retinoid
  • Thuốc bôi chứa Benzoyl peroxide
  • Thuốc bôi chứa Clindamycin Phosphate và Adapalene. 

Tuy nhiên, các loại thuốc bôi này cần tuân thủ đúng liều lượng cũng như thời gian sử dụng để tránh gây tác dụng phụ cho da. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. 

2.6. Dưỡng ẩm cho da

Đừng quên dưỡng ẩm cho da. Vì khi đủ độ ẩm, da sẽ hạn chế tiết dầu thừa giúp lỗ chân lông thông thoáng mụn mới khó hình thành và mụn cũ cũng nhanh khô và gom còi hơn. 

2.7. Chống nắng cho da

Da mụn hay da thường cũng đều cần được chống nắng vì tia UV là nhân tố khiến làn da dễ bị kích thích cũng như ổ mụn phát triển mạnh hơn cũng như hình thành mụn mới nhiều hơn. Vì vậy đừng quên chống nắng cho da bằng các sản phẩm chuyên dành cho da mụn, kết cấu mỏng nhẹ không bết dính.